2 triệu tấn nhựa là số nhựa Việt Nam thải ra mỗi năm.
Một bảng xếp hạng mới vừa gọi tên “Việt Nam”: Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương/năm. Và tình trạng lạm dụng đồ nhựa dùng một lần vẫn gia tăng mọi nơi.
Một cái túi nilông, một ống hút nhựa, một vỏ chai nhựa chỉ sản xuất trong vài giây, sử dụng trong vài phút, quẳng đi chẳng chút vướng bận nhưng "di chứng" nó để lại cho môi trường thật sự hãi hùng. Lạm dụng sản phẩm nhựa là vấn đề đáng lo ngại. Một người đi chợ mang về hàng chục túi nilông.
Các quán nước khách ngồi tại chỗ nhưng ly nhựa, ống hút nhựa thải ra mỗi ngày nhiều không đếm xuể. Có những quán cà phê, trà sữa thẳng thừng từ chối khi khách yêu cầu sử dụng ly thủy tinh. Và "thượng đế" phải chấp nhận sự chọn lựa có hại hơn của chủ quán. Các quán bún, phở, hủ tiếu, bánh canh nóng nghi ngút khói, nhiều người có thói quen đựng thức ăn bằng túi nilông trong và mang về nhà. Chúng ta biết nilông nguy hại thế nào với sức khỏe, chúng ta nghe nhiều về hạt vi chất nhựa xâm nhập cơ thể, chúng ta được cảnh báo thường xuyên về sự tấn công của rác thải nhựa đối với môi trường sống. Vậy nhưng chúng ta vẫn còn thờ ơ với việc thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần.
Có những bộ ảnh về rác thải khắp mọi xứ, một vài trào lưu dọn rác được lan truyền... Tiếc thay, vẫn chỉ là nỗ lực của ít người, ít người thay đổi thói quen, còn cả xã hội "vũ như cẩn", một người dọn rác bao người xả rác.
Tiện lợi và tai hại?
Cô lao công cơ quan tôi ngồi trầm tư ở ghế đá. Tôi đến hỏi chuyện. Cô buồn buồn kể chuyện cô bị góp ý vì cô đã chi nhiều tiền hơn cho việc mua túi lớn đựng rác. Nhưng kỳ thực thời gian gần đây lượng rác tăng đột biến. Túi nilông, hộp nhựa, ly nhựa tăng lên cấp số nhân, các phòng ban đều thêm rác. Lý do gì? Mấy tháng nay thời tiết nắng nóng, thay vì đi ăn uống bên ngoài buổi trưa, nhiều người chọn dịch vụ giao hàng tận nơi. Chỉ cần vài cái click chuột hoặc một cuộc điện thoại, thức ăn sẽ nhanh chóng đến nơi và sau đó là lủ khủ hộp nhựa, bịch nhựa, ly nhựa... được dồn vào thùng rác. Có bao nhiêu người lúc đi làm, đi chơi, ở nhà... sẽ sử dụng dịch vụ giao thức ăn nhanh và các loại đồ ăn thức uống mua dọc đường? Theo sự phát triển công nghệ, hình thức bán hàng giao tận nơi ngày càng phổ biến. Kèm theo đó là sự gia tăng rác thải nhựa theo cấp số nhân. Càng để thực trạng lâu dài, càng rất khó khắc phục hậu quả về sau. Câu chuyện cô lao công từ một góc nhìn khác là chuyện lớn hơn rất nhiều. Sự chọn lựa vì tiện lợi của chúng ta hôm nay sẽ để lại hậu quả lớn. Tiền mua túi rác của cô lao công là chuyện nhỏ, nhưng chi phí xử lý rác nhựa là chuyện lớn và chi phí cho việc phòng chống bệnh do ảnh hưởng chất độc hại từ đồ nhựa và rác nhựa sẽ còn lớn hơn nữa. Ăn chất độc hại từ nhựa Mỗi một sản phẩm từ nhựa cần từ 20-1.000 năm để có thể phân hủy hoàn toàn. Trong khi chờ đồ nhựa phân hủy, chúng ta và con cháu đã sống cùng rác nhựa, ăn phải chất độc hại từ nhựa.
Một con số gây sốc khác trên Tuổi Trẻ ngày 7-6: loài người đang "ăn" hàng chục ngàn tấn nhựa mỗi năm. Thống kê từ kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology của các nhà khoa học Canada cho thấy một người đàn ông trưởng thành có thể "ăn" tới 52.000 hạt vi nhựa/năm. Cộng thêm tình hình không khí ô nhiễm chúng ta đang thở, con số đó tăng lên là 121.000 hạt, tương đương 320 hạt vi nhựa/ngày... Nghệ An mở chiến dịch "Nói không với túi nilông" tui nilon
Người dân TP Vinh được cung cấp thông tin và cách sử dụng sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường - Ảnh: DOÃN HÒA
Ngày 10-6, Tỉnh đoàn Nghệ An đã phát 310 hộp túi đựng thực phẩm, 200 hộp túi mua sắm (mỗi hộp có 30-50 túi đựng), hàng nghìn ống hút được làm từ chế phẩm bột ngô hóa dẻo cho người dân và hộ kinh doanh ở TP Vinh. Chợ Quán Lau (đường Trường Thi), các siêu thị lớn và một số quán cà phê nằm trên trục đường Quang Trung, Trường Thi, Phan Đăng Lưu (TP Vinh) được chọn là địa bàn thí điểm của chiến dịch này. Các sản phẩm mới này sẽ phân hủy hoàn toàn thành CO2, nước và phân mùn hữu cơ trong vòng 6 tháng đến 1 năm (trong điều kiện chôn lấp tự nhiên hoặc ủ công nghiệp), dùng bảo quản thịt cá, rau củ quả trong tủ lạnh sẽ an toàn hơn các túi nilông thông thường. Giá thành của sản phẩm chỉ cao hơn túi thường dùng 5-10%.
Việt Nam thải ra gần 2 tấn nhựa mỗi năm
Một con số đáng chú ý khác từ Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra tại hội thảo ngày 5-6. Theo FAO, 1,8 triệu tấn là lượng nhựa được thải ra ở Việt Nam mỗi năm.Một cái túi nilông, một ống hút nhựa, một vỏ chai nhựa chỉ sản xuất trong vài giây, sử dụng trong vài phút, quẳng đi chẳng chút vướng bận nhưng "di chứng" nó để lại cho môi trường thật sự hãi hùng. Lạm dụng sản phẩm nhựa là vấn đề đáng lo ngại. Một người đi chợ mang về hàng chục túi nilông.
Các quán nước khách ngồi tại chỗ nhưng ly nhựa, ống hút nhựa thải ra mỗi ngày nhiều không đếm xuể. Có những quán cà phê, trà sữa thẳng thừng từ chối khi khách yêu cầu sử dụng ly thủy tinh. Và "thượng đế" phải chấp nhận sự chọn lựa có hại hơn của chủ quán. Các quán bún, phở, hủ tiếu, bánh canh nóng nghi ngút khói, nhiều người có thói quen đựng thức ăn bằng túi nilông trong và mang về nhà. Chúng ta biết nilông nguy hại thế nào với sức khỏe, chúng ta nghe nhiều về hạt vi chất nhựa xâm nhập cơ thể, chúng ta được cảnh báo thường xuyên về sự tấn công của rác thải nhựa đối với môi trường sống. Vậy nhưng chúng ta vẫn còn thờ ơ với việc thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần.
Một vài tín hiệu vui cũng đang đến.
Huế vừa đón nhận thư khen ngợi của Thủ tướng xung quanh phong trào "Ngày chủ nhật xanh" với hiệu ứng tích cực của cả cộng đồng người Huế ra quân dọn rác trên mọi nẻo đường. Bên cạnh đó là chỉ thị yêu cầu các cơ quan công sở trên địa bàn không sử dụng nước uống đóng chai dùng một lần trong công sở cũng như các cuộc họp, hội nghị. Song song đó là các phong trào cộng đồng như "Cảm ơn dòng Hương", "Dọn rác dòng Hương"... thật sự tạo ra hiệu ứng tích cực bảo vệ môi trường. Có những quán trà sữa, cà phê thay ống hút nhựa bằng các loại ống hút giấy thân thiện môi trường.Có những bộ ảnh về rác thải khắp mọi xứ, một vài trào lưu dọn rác được lan truyền... Tiếc thay, vẫn chỉ là nỗ lực của ít người, ít người thay đổi thói quen, còn cả xã hội "vũ như cẩn", một người dọn rác bao người xả rác.
Tiện lợi và tai hại?
Cô lao công cơ quan tôi ngồi trầm tư ở ghế đá. Tôi đến hỏi chuyện. Cô buồn buồn kể chuyện cô bị góp ý vì cô đã chi nhiều tiền hơn cho việc mua túi lớn đựng rác. Nhưng kỳ thực thời gian gần đây lượng rác tăng đột biến. Túi nilông, hộp nhựa, ly nhựa tăng lên cấp số nhân, các phòng ban đều thêm rác. Lý do gì? Mấy tháng nay thời tiết nắng nóng, thay vì đi ăn uống bên ngoài buổi trưa, nhiều người chọn dịch vụ giao hàng tận nơi. Chỉ cần vài cái click chuột hoặc một cuộc điện thoại, thức ăn sẽ nhanh chóng đến nơi và sau đó là lủ khủ hộp nhựa, bịch nhựa, ly nhựa... được dồn vào thùng rác. Có bao nhiêu người lúc đi làm, đi chơi, ở nhà... sẽ sử dụng dịch vụ giao thức ăn nhanh và các loại đồ ăn thức uống mua dọc đường? Theo sự phát triển công nghệ, hình thức bán hàng giao tận nơi ngày càng phổ biến. Kèm theo đó là sự gia tăng rác thải nhựa theo cấp số nhân. Càng để thực trạng lâu dài, càng rất khó khắc phục hậu quả về sau. Câu chuyện cô lao công từ một góc nhìn khác là chuyện lớn hơn rất nhiều. Sự chọn lựa vì tiện lợi của chúng ta hôm nay sẽ để lại hậu quả lớn. Tiền mua túi rác của cô lao công là chuyện nhỏ, nhưng chi phí xử lý rác nhựa là chuyện lớn và chi phí cho việc phòng chống bệnh do ảnh hưởng chất độc hại từ đồ nhựa và rác nhựa sẽ còn lớn hơn nữa. Ăn chất độc hại từ nhựa Mỗi một sản phẩm từ nhựa cần từ 20-1.000 năm để có thể phân hủy hoàn toàn. Trong khi chờ đồ nhựa phân hủy, chúng ta và con cháu đã sống cùng rác nhựa, ăn phải chất độc hại từ nhựa.
Một con số gây sốc khác trên Tuổi Trẻ ngày 7-6: loài người đang "ăn" hàng chục ngàn tấn nhựa mỗi năm. Thống kê từ kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology của các nhà khoa học Canada cho thấy một người đàn ông trưởng thành có thể "ăn" tới 52.000 hạt vi nhựa/năm. Cộng thêm tình hình không khí ô nhiễm chúng ta đang thở, con số đó tăng lên là 121.000 hạt, tương đương 320 hạt vi nhựa/ngày... Nghệ An mở chiến dịch "Nói không với túi nilông" tui nilon
Người dân TP Vinh được cung cấp thông tin và cách sử dụng sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường - Ảnh: DOÃN HÒA
Ngày 10-6, Tỉnh đoàn Nghệ An đã phát 310 hộp túi đựng thực phẩm, 200 hộp túi mua sắm (mỗi hộp có 30-50 túi đựng), hàng nghìn ống hút được làm từ chế phẩm bột ngô hóa dẻo cho người dân và hộ kinh doanh ở TP Vinh. Chợ Quán Lau (đường Trường Thi), các siêu thị lớn và một số quán cà phê nằm trên trục đường Quang Trung, Trường Thi, Phan Đăng Lưu (TP Vinh) được chọn là địa bàn thí điểm của chiến dịch này. Các sản phẩm mới này sẽ phân hủy hoàn toàn thành CO2, nước và phân mùn hữu cơ trong vòng 6 tháng đến 1 năm (trong điều kiện chôn lấp tự nhiên hoặc ủ công nghiệp), dùng bảo quản thịt cá, rau củ quả trong tủ lạnh sẽ an toàn hơn các túi nilông thông thường. Giá thành của sản phẩm chỉ cao hơn túi thường dùng 5-10%.
Nhận xét
Đăng nhận xét